Hiện nay, nạn sâu đục thân hại lúa chủ yếu bị tấn công bởi 4 loại sâu hại sau:
Trong các loại nêu trên, thì sâu đục thân hai chấm hại lúa là loại được phát hiện nhiều nhất với tỉ lệ lên đến 95 – 98%. Vậy nên các phương pháp phòng ngừa và điều trị sẽ thường tập trung để tiêu diệt loại sâu hại này.
Scirpophaga incertulas là tên khoa học của loài sâu đục thân bướm hai chấm hại lúa. Đây là loài sâu hại ưa thích môi trường ấm nóng có độ ẩm không khí cao. Thế nên các đồng lúa ở miền Nam nước ta ( và một số tỉnh miền Trung ) thường dễ bị sâu đục thân hại lúa tấn công hơn so với miền Bắc.
Điểm đáng nói là sâu đục thân bướm hai chấm có khả năng gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa kể cả giai đoạn mạ. Thế nên bà con cần nắm rõ các đặc tính của loài sâu này để bảo vệ đồng lúa và vụ mùa tốt nhất.
Dưới đây là chi tiết về các đặc điểm hình thái, vòng đời và tập quán sinh sống cũng như tập quán gây hại của sâu đục thân hại lúa (bướm hai chấm):
Về đặc điểm hình thái, có 4 hình thái theo 4 giai đoạn phát triển của sâu đục thân hại lúa. Bà con cần nắm rõ để quan sát và theo dõi đồng lúa:
– Trứng: Trứng được đẻ sẽ có ổ hình bầu dục, đoạn giữa nhô cao và trên bề mặt là một lớp lông màu vàng nhạt. Trứng lúc mới để có màu trắng, rồi dần chuyển sang màu vàng nhạt, ngà ngà. Trứng trước khi nở thành sâu con sẽ có màu đen.
– Sâu non: Sâu non có chiều dài từ 21 – 25mm, phần đẫy sức màu trắng sữa, phần đầu có màu nâu vàng.
– Nhộng: Nhộng cái và nhộng đực sẽ có đặc điểm hình dạng khác nhau. Nhộng cái sẽ có chân sau chỉ dài đến đốt bụng thứ 5, riêng nhộng đực thì dài đến đốt bụng thứ 8. Giai đoạn đầu nhộng sẽ có màu trắng sữa rồi chuyển màu vàng nhạt sau một khoảng thời gian.
– Con trưởng thành (hay còn được gọi là ngài):
Sâu đục thân lúa bướm 2 chấm thường có vòng đời giao động từ 43 – 66 ngày. Tuỳ vào nhiệt độ, môi trường mà mỗi giai đoạn sẽ có thời gian phát triển riêng:
– Nhiệt độ từ 19 – 25C:
– Nhiệt độ từ 26 – 30C:
Sau khi trải qua mùa Đông sâu non sẽ hoá nhộng vào mùa Xuân.
– Trước khi hóa nhộng, sâu con sẽ đục sẵn các lỗ ở trên thân cây, chỉ giữ lại một lớp biểu bì rất mỏng. Việc này giúp cho sau khi vũ hoá, chúng dễ dàng đục chui ra hơn. Thông thường, quá trình nhộng hóa sẽ diễn ra trong thân cây lúa, ở phần gốc cánh mắt đất từ 1 – 2cm.
– Với nhiệt độ từ 23 – 30oC và độ ẩm trên 90% – Đây là môi trường lý tưởng nhất để sâu đục thân phát triển.
– Thời kỳ đẻ nhánh rộ đặc biệt ở giai đoạn làm đòng – trổ là thời gian xung yếu và dễ bị sâu đục thân tấn công.
– Trong một năm sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa sẽ có tổng cộng 7 lứa phát triển và gây hại, trong đó các lứa 2,3,5,6 là những lứa mà bà con cần quan tâm vì đây là thời gian đặc biệt quan trọng đối với sản xuất:
Dưới đây là các cách hiệu quả để phòng ngừa cũng như quản lý khi lúa bị sâu đục thân bướm 2 chấm tấn công:
Các biện pháp phòng ngừa sâu đục thân hại lúa gồm:
Biện pháp quản lý là tiêu trừ cũng sẽ khác nhau qua từng giai đoạn và biểu hiện bệnh. Nếu phát hiện sâu đục thân hại lá ở giai đoạn đầu, bà con có thể dùng các biện pháp thủ công không can thiệp thuốc bảo vệ thực vật để xử lý. Việc này vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí làm nông.
Một số biện pháp kỹ thuật có thể áp dụng như: bẫy lồng đèn, ngắt bỏ lúa héo và tiêu trừ ổ trứng.
Khi phát hiện mật độ trứng sâu khoảng nửa ổ trên 1m2 ở giai đoạn làm đòng và kết hợp với việc theo dõi bướm vũ hóa trước lúa trổ. Bà con có thể dùng các chế phẩm bảo vệ thực vật để quản lý sâu bệnh.
Hiện nay, Công ty TCT Hà Nội đang cung cấp các loại thuốc bảo vệ thực vật tiêu trừ sâu đục thân hại lúa hiệu quả và giá tốt. Trong đó có 2 dòng sản phẩm bao gồm SUKIBE 50EC và BILLADEN 50WG đặc biệt được đông đảo bà con tin dùng bởi hiệu quả nhanh chóng và tối ưu.
Trên là chi tiết các thông tin về sâu đục thân hại lúa, cụ thể là về sâu đục thân bướm 2 chấm. Từ việc hiểu biết về các đặc điểm hình thái, vòng đời và cơ chế gây hại của chúng. Bà con dễ dàng có những cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.
Cũng trong bài viết trên, TCT Hà Nội đã chia sẻ đến bà con cách phòng ngừa và điều trị bệnh cơ bản. Dựa vào tình trạng và biểu hiện mà bà con nên chủ động tham khảo ý kiến của các kỹ sư nông nghiệp. Hoặc nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với TCT Hà Nội qua các cổng thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết.