Biện pháp trừ cỏ dại cho ruộng ngô (bắp)

Cây ngô (bắp) được trồng rất phổ biến ở nước ta. Bên cạnh những dịch hại thường gặp như sâu xám, sâu đục thân, đục bắp, rệp muội, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt…thì cỏ dại cũng là một đối tượng thường gây hại nhiều cho ruộng ngô; đôi khi rất trầm trọng, đặc biệt là khi cây còn nhỏ, chưa giao tán.

Ngoài việc tranh chấp chất dinh dưỡng, nước và phần nào ánh sáng (khi cây ngô còn nhỏ), thì cỏ dại còn là nơi trú ngụ cho nhiều loài dịch hại khác như sâu bệnh, chuột…để từ đó chúng lây lan sang phá hại cây ngô.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, nhiều ruộng cỏ đã lấn át cây ngô, làm cho cây còi cọc, không phát triển được gây thất thu năng suất nghiêm trọng.

Để hạn chế tác hại của cỏ dại trên ruộng ngô, ngoài những biện pháp canh tác thủ công như bà con vẫn thường làm thì việc dùng thuốc trừ cỏ là biện pháp không thể thiếu được.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều bà con trồng ngô ở vùng Đức Trọng (Lâm Đồng) thì sử dụng thuốc trừ cỏ METRAZIN 550SC đã cho hiệu quả rất cao. METRAZIN 550SC là thuốc trừ cỏ có tác động nội hấp, lưu dẫn mạnh, thuốc xâm nhập vào trong cây cỏ qua lá và rễ, hiệu quả trừ cỏ kéo dài và triệt để. METRAZIN 550SC là thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm sớm phổ rộng, đặc trị các loại cỏ lá rộng và cỏ hoà thảo trên ruộng ngô như: Cỏ bản, cỏ lồng vực, cỏ mần trầu, cỏ trinh nữ (mắc cỡ), cỏ hôi… METRAZIN 550SC có tác động chọn lọc, ngoài ngô, thuốc còn dùng để trừ cỏ cho ruộng mía, dứa, sả, quế.

Bà con chỉ cần pha 100ml đến 120ml cho 1 bình 16 lít hoặc 150ml cho bình 25 lít, xịt trùm lên cây bắp sau khi xuống giống được 15 ngày, không cần trộn với thuốc khác. Cỏ sẽ héo úa sau 7 ngày và chết khô sau đó.

Lưu ý khi bà con sử dụng thuốc trừ cỏ cho ngô (bắp) METRAZIN 550SC:

Trước tiên bà con đổ nước đầy 1 phần 3 bình, lưu ý sử dụng nước sạch, không sử dụng nước đục, nhiễm phèn để pha thuốc.

Thuốc có màng bọc chắc chắn, khi mở ra có màu trắng sữa.

Bà con pha 100 đến 120ml thuốc cho bình 16 lít hoặc 150ml thuốc cho bình 25 lít. Bà con chú ý pha đúng tỷ lệ, không trộn với thuốc khác.

Sau khi cho thuốc, bà con tiếp tục đổ đầy bình nước và khuấy, lắc đều thuốc. Thuốc có thể phun trùm trực tiếp lên cây ngô sau 15 ngày xuống giống, khi phun bà con lưu ý phun ướt đều, ướt đẫm cỏ, phun vào ngày nắng ráo, khi cỏ còn non và xanh.

Tuyệt đối không xịt ngay sau khi trời mưa, khi lá cỏ còn sương hoặc cỏ úa vàng, ngập nước. Cỏ chết khô sau 7 đến 10 ngày. 

23-04-2024
Bài viết cùng chuyên mục
Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật ngày nay thường tồn tại trong các loại nông sản. Nông sản thường gặp như rau củ, trái cây là những đối tượng chứa nhiều hàm lượng thuốc nhất ...
Máy phun thuốc dạng khói hiện đang là sản phẩm đang được rất nhiều người ưa chuộng, trong đó có cả bà con nông dân và những công nhân vệ sinh môi trường. Máy phun thuốc dạng khói được được nghiên cứu và chế tạo để phục vụ cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. ...
Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh. ...
Rau là thức ăn giàu dinh dưỡng cho người, đồng thời cũng là nguồn thức ăn của nhiều động vật trong đó có sâu và các vi sinh vật gây hại khác. ...
Chất lượng cao
Chất lượng sản phẩm cao, hiệu quả cao
Giá cả cạnh tranh
Giá cả cạnh tranh cho các đối tác
Miễn phí vận chuyển
Miễn phí vận chuyển cho các đơn vị đối tác
trên toàn quốc